Covid - 19 và viễn cảnh kinh tế
Đời sống của người dân bị xáo trộn
Ảnh hưởng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của dịch bệnh là sự đảo lộn trong sinh hoạt của con người. Bên cạnh những chính sách, chỉ đạo của Nhà nước nhằm ngăn chặn, kiểm soát bệnh dịch, tâm lý hoang mang lo sợ là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng dẫn đến những thay đổi lớn trong thói quen và hành vi tiêu dùng hàng ngày.
Doanh thu các ngành dịch vụ, bán lẻ giảm sút đáng kể
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người tiêu dùng đang tránh mua sắm ở nơi công cộng, tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 năm 2020 giảm 7.9% so với tháng trước. Thống kê từ một cửa hàng bán lẻ tại TP.HCM cho biết lượng khách đến trung tâm mua sắm và siêu thị đã giảm từ 40-50% so với trước đây; số lượng khách hàng tới nhà hàng ăn uống cũng giảm 20-30% vào các ngày trong tuần và 50% vào cuối tuần; điều này dẫn đến việc các trung tâm thương mại bị giảm 40% doanh thu. Không có khách nhưng phí thuê vẫn phải trả, nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM đã phải trả mặt bằng. Một số đơn vị cho thuê mặt bằng kinh doanh đang xem xét để giảm 20% đến 40% phí thuê. Vincom mới đây cũng công bố quỹ 13 triệu USD để hỗ trợ những doanh nghiệp thuê mặt bằng trong trung tâm của họ.
Các ngành công nghiệp chủ đạo lao đao
Hàng không và du lịch là ngành chịu tổn thất lớn nhất
Kể từ ngày 26/2, các hãng hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc trong khi khách du lịch Trung Quốc chiếm 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế. Ngoài ra, 92% các chuyến bay đến Hồng Kông, 41% đến Hàn Quốc và 34% đến Đài Loan cũng bị cắt giảm. Là hãng hàng không duy nhất khai thác đường bay từ Việt Nam đến Châu Âu, Vietnam Airlines cũng thông báo dừng 14 chuyến bay mỗi tuần giữa Việt Nam và châu lục này. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải, dịch bệnh đã gây thiệt hại hơn 1.26 tỷ USD, chênh lệch khá lớn so với ước tính 1.08 tỷ USD vào tháng 2.
Sản xuất, chế biến xuất khẩu bị đe dọa
Một vấn đề trầm trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt là tình trạng khan hiếm nguyên liệu, khi mà sau Tết Nguyên đán, hầu hết các nhà máy Trung Quốc đều ngừng hoạt động, dẫn đến hậu quả là nhiều mặt hàng tại Việt Nam như đồ điện tử, dệt may bị thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi dịch bệnh xảy ra, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhắm đến như nhà cung cấp thay thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát tại hai quốc gia này, nhiều doanh nghiệp cảm thấy bất lực.
Nguy cơ khủng hoảng toàn diện
Theo thống kế từ Bộ LĐ-TB-XH, trong tháng 2/2020, có tới 322 doanh nghiệp dừng hoạt động; 533 doanh nghiệp giảm quy mô kinh doanh; 1,027 người rơi vào cảnh thất nghiệp. Đa số rơi chủ yếu vào ngành dịch vụ du lịch, lưu trú, F&B và ngành công nghiệp sản xuất.
Tình hình kinh tế cả nước và trên thế giới đang khó khăn, Lãnh đạo, Chi bộ, Công đoàn Công ty Tùng Lâm, nhận thấy diễn biến phức tạc của dịch covid - 19, đã có những chủ chương kịp thời theo đúng chỉ thị, quy định về chỉ đạo phòng chống dịch bệnh. Tuyên truyền để CBNV hiểu về sự lây lan của virut, để CBNV phòng chống, trang bị và dựng chốt kiểm dịch ngay từ cổng công ty, kiểm soát ra vào tại công ty, sát khuẩn tay thường xuyên.
Bên cạnh việc phòng chống virut, Lãnh đạo công ty cũng đã đưa ra phương hướng các ngành hàng để phục vụ trong mùa covid, các mặt hàng phục vụ thiết yếu, như bao bì cho khẩu trang, bao bì cho các thiết bị y tế, chính vì sự kịp thời về hướng đi nên công việc của CBNV được duy trì liên tục, đảm bảo công việc trong khi kinh tế bị ảnh hưởng bởi covid.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm